Nếu muốn SEO một website việc đầu tiên không phải là phải có website viết content. Mà để thực hiện một cách bài bản nhất thì với mình việc đầu tiên phải biết xác định từ khóa, lên ý tưởng từ khóa mục tiêu, từ khóa ngách, từ khóa liên quan,… để viết bài và xây đựng website một cách tối ưu nhất. Và đây là quy trình của mình khi lập một kế hoạch nghiên cứu từ khóa.
I. MỤC ĐÍCH
- Xác định độ khó từ khóa
- Xác định khối lượng tìm kiếm
- Lên cấu trúc website
- Lên cấu trúc nội dung
- Lên được lộ trình triển khai
II. MỤC TIÊU
- Tạo ra Organic Search
- Tạo ra đơn (với web bán hàng)
- Tạo ra doanh thu (với web bán hàng)
CÔNG CỤ NÊN CÓ – Cái nào mất phí các bạn có thể mua chung. (Từ khóa tìm kiếm “mua chung tài khoản ….”)
- Kwfineder.com: Cho ta biết được gợi ý các từ khóa, lượng tìm kiếm trung bình của 12 tháng và độ khóa của từ khóa.
- Keywordtool.io: Gợi ý từ khóa và lượng tìm kiếm trung bình trong 12 tháng
- Ahrefs.com: Phân tích đối thủ
- Google Sktool: Gợi ý từ khóa, cho ta biết dữ liệu tìm kiếm của từng tháng
- Google Suggest: Phân tích về hành vi tìm kiếm của người dùng
- Google Webmasters: Công cụ không thể thiếu, cho ta biết dữ liệu tìm kiếm hàng tháng của 30 ngày gần nhất, phân tích được về thứ hạng từ khóa, theo dõi sự tăng giảm từ khóa, so sánh từ khóa của từng tháng.
- Lsigraph.com: Công cụ cung cấp các từ khóa ngữ nghĩa tiềm ẩn.
III. CÁC BƯỚC TRIỂN KHAI
- Phân tích ngành nghề: Dựa vào đặc thù và kinh nghiệm ngành nghề để nghĩ ra các từ khóa hạt giống. Nếu không nghĩ được ra thì dùng chạy Google adwords một ít tiền để nhận gợi ý từ khóa.
- Phân tích đối thủ dựa vào cộng cụ Ahrefs (Phân tích theo từng từ khóa hạt giống): Lấy hết từ khóa của 10 đối thủ đầu tiên gộp lại 1 bản.
- Lấy từ khóa chính cho vào Google Webmasters để nhận thêm gợi ý từ khóa.
- Lấy từ khóa chính cho vào Keywordtool.io để nhận thêm gợi ý từ khóa.
- Tổng hợp các bảng từ khóa trên vào chung 1 bảng tính rồi loại bỏ trùng lặp.

IV. PHÂN TÍCH VÀ LỌC TỪ KHÓA
1. Phân tích từ khóa:
Mục đích để xác định được hành vì và nhu cầu của khách hàng, từ đó ta sẽ làm được kế hoạch nội dung tốt cho sau này.
2. Phân loại từ khóa:
- Từ khóa hỏi đáp
- Từ khóa thông tin
- Từ khóa thương hiệu
- Từ khóa theo tên sản phẩm
- Từ khóa theo Insight khách hàng
- Từ khóa sai lỗi chính tả
3. Lọc từ khóa:
- Gom nhóm từ khóa bằng phần mềm miễn phí https://marketbold.com/KeywordGrouperPro/app/ hoặc dùng tay để lọc và phân loại theo phần trên. Tiêu chí nên lấy từ khóa có lượng tìm kiếm tối thiểu từ 50 trở lên (theo ahrefs) và có độ dài không quá 6 ký tự.
- Gom nhóm xong xác định từ khóa mục tiêu của từng nhóm cho vào công cụ đánh giá độ khó từ khóa Kwfineder.com. Sau khi đo thang điểm thì cứ nhóm từ nào dễ thì mình làm trước, từ khó thì làm sau. Nếu Anh/Chị nào không có tool thì có thể dựa tham khảo độ khó trong Ahrefs tuy nhiên chỉ số trong Ahrefs chỉ mang tính chất tham khảo. Còn theo kinh nghiệm của em thì cứ từ nào có CPC cao và có lượng tìm kiếm cao thì từ đó khó.
LÊN CẤU TRÚC NỘI DUNG
1. Nguyên tắc chất lượng: Làm cho Landing Page
- E-A-T: (Expertise, Authority, Trustworthinese): Tính chuyên môn – Thẩm quyền – Độ uy tín của nội dung.
- Sử dụng Semantic Keywords: Là những từ khóa ngữ nghĩa, đồng nghĩa để bổ trợ cho từ khóa chính. Các bạn có thể dùng tool Lsigraph.com. Nếu bạn không có thể có thể lấy thêm các từ khóa gợi trong khung kết quả tìm kiếm của Google hoặc tham khảo thêm nhiều bài viết hướng dẫn khác trên Internet.
- Thông tin chủ sở hữu
- Topical Authority (Tìm hiểu thêm https://blog.hubspot.com/marketing/topic-clusters-seo)
2. Cấu trúc nội dung
- Title: Từ khóa chính bắt buộc phải có
- Descriptions: Nên chứa từ khóa chính. Có một số nguồn tin cho rằng Google đang dần bỏ sự ảnh hưởng của thẻ này trong kết quả tìm kiếm nhưng chúng ta cũng không nên bỏ qua, nên làm thừa còn hơn thiếu.
- H1: Nên chưa từ khóa chính
- H2: Nên chưa từ khóa bỏ trợ cho H1
- H3: Nên chưa từ khóa bổ trợ cho H2 (nếu có)
- H4: Viết tự nhiên
3. Phương pháp viết nội dung:
- AIDA: Attention (Thu hút), Interest (Thích thú), Desire (Khao khát), Action (Hành động).
- APP: Agree (nhận ra vấn đề), Promise (hứa hẹn), Preview (cho khách hàng hiểu được giá trị mà mình mang đến)
- FAB: Features (Tính năng), Advantages (Ưu điểm), Benefits (Lợi ích).
- 4C: Clear (Rõ ràng), Concise (Ngắn gọn), Compelling (Thuyết phục), Credible (Đáng tin)
- 4U: Useful (Hữu dụng), Urgent (Cấp bách), Unique (Độc đáo), Ultra-specific (Ngắn gọn)
Đây là quy trình tổng hợp để nghiên cứu từ khóa trong mà mình đúc kết được trong quá trình làm SEO của mình. Có thể sẽ có nhiều thiếu sót, các bạn hãy đọc bài viết và góp ý xây dựng thêm để mình cùng có kiến thức về SEO bài bản nhất nhé.